Nội dung bài viết
Tượng Thần Tài – Thần tài là ai ?
Thần Tài là một vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam và một số nước phương Đông. Đây là vị thần theo quan niệm dân gian sẽ đem lại tiền tài, may mắn. Người ta thường vẽ ông hình một người mặt đen, râu rậm, tay cầm roi, cưỡi cọp đen. Dân gian còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái. Người đời vẽ ông trên một cái đĩa làm bằng kim loại trên bàn thờ để thờ cúng. Người Việt thường thờ ông Thần Tài vào ngày mồng 10 tháng giêng Âm lịch . – Theo Wikipedia
THẦN TÀI LÀ AI? TẠI SAO TRONG 3 NGÀY TẾT KHÔNG NÊN QUÉT RÁC ĐỔ RA NGOÀI
Nguồn gốc sâu xa của Thần Tài và tục thờ Thần Tài là xuất phát từ Trung Quốc. Theo truyền thuyết kể lại, Thần Tài chính là nhân vật Phạm Lãi, một trung thần của vua Việt Vương Câu Tiễn. Phạm Lãi là người có tài kinh doanh, buôn bán. Nên sau khi rời chốn quan trường, ông trở thành một thương buôn cực kỳ thành đạt và giàu có. Người đời gọi ông là Đào Công và xưng tụng ông là Thần Tài. Sau khi ông qua đời, người dân đã làm tượng Thần Tài và thờ trong nhà. Lấy ngày mùng 10 tết hàng năm để cúng tế, với mong muốn có một năm sung túc, tiền tài phát lộc.
Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Thần Tài được xem là vị Thần đem lại tiền tài và may mắn. Nên hình tượng của ông lúc nào cũng có thỏi vàng, thỏi bạc trên tay.
Có rất nhiều sự tích kể về Ngài.
Nhưng hôm nay tôi sẽ kể cho các bạn nghe về một câu chuyện mang đậm chất dân gian, đó là “Âu Minh – Như Nguyệt”
Sự tích kể rằng, có một lái buôn tên là Âu Minh khi qua hồ Thành Thảo, được Thủy Thần ban cho một cô nô tỳ tên là Như Nguyện. Từ khi có Như Nguyệt trong nhà, việc làm ăn của Âu Minh “lên như diều gặp gió”.
Vào một ngày tết, vì lý do nào đó, Âu Minh đánh Như Nguyện. Như Nguyện quá sợ hãi đã chui vào đống rác và biến mất. Âu Minh đâu ngờ là đã đuổi mất vị Thần Tài mà Thủy Thần ban cho. Từ đó, việc làm ăn của Âu Minh luôn thua lỗ và phá sản.
Đó là lý do vì sao trong 3 ngày Tết Nguyên Đán chúng ta thường được ông bà nhắc không nên quét rác đổ ra ngoài. Vì sợ hốt rác đổ ra ngoài cũng giống như đuổi luôn Thần Tài đi thì việc làm ăn sẽ không được suôn sẻ.
Từ câu chuyện trên, hôm sau tôi sẽ nói cho các bạn nghe vì sao ngày nay Thần Tài được thờ cúng phổ biến.
TẠI SAO THẦN TÀI VÀ THỔ ĐỊA LẠI THỜ CHUNG?
Nhắc đến Thần Tài thì không thể không nói đến Thổ Địa. Hai vị này có thể xem là một cặp không thể tách rời. Đi đâu ta cũng thấy hai vị này được thờ chung với nhau.
Tại sao vậy?
Chuyện này phải kể đến thời kỳ xưa, khi việc thờ Thần Tài chưa được du nhập vào Việt Nam. Và lúc bấy giờ nền kinh tế chính của nước ta là nông nghiệp trồng lúa nước. Nên mọi người lúc đó đều thờ Thổ Địa với mong muốn được Thổ Địa giúp cai quản đất đai, tài sản.
Cho đến khi việc thờ Thần Tài đã xuất hiện bởi các thương buôn, nhưng thời kì đó người ta vẫn chưa phân biệt được Thần Tài và Thổ Địa, chỉ xem 2 vị này là thần giữ đất, giữ tiền bạc.
Chính vì thế nên tập tục thờ chung Thần Tài và Thổ Địa ra đời.
Anh em quan tâm tượng thần tài , tượng phật có thể liên hệ facebook bên dưới
Tượng Thần Tài – Mộc Bình Nguyên