Tôn Ngộ Không là ai ?
Tôn Ngộ Không , Mỹ Hầu Vương hay còn gọi là Tề Thiên Đại Thánh ( hoặc Tôn Ngộ Không ) – đây là một nhân vật trong phim “ Tây Du Ký”, và hẳn là bộ phim này đã gắn liền với tuổi thơ của bao người, trong đó có tôi.

Bộ phim này kể về quá trình trừ yêu diệt ma khi đang trên đường đi lấy chân kinh của thầy trò Đường Tăng.
Và bạn có biết tôi thích nhất là nhân vật gì trong đó không?
Chính là Tôn Ngộ Không.
Tự sự của tôi về tôn ngộ không
Không biết các bạn có giống tôi không. Lúc còn bé, tôi có một suy nghĩ khá viễn vọng đó là sau này sẽ gặp được Tôn Ngộ Không, tại vì mê quá mà :))
Và giờ tôi cũng đã được thấy Tôn Ngộ Không rồi, chỉ là không phải bằng da bằng thịt, mà là một bức tượng Tôn Ngộ Không bằng gỗ Âm Trầm.
Mặc dù vậy nhưng tôi vẫn cảm nhận được sự uy phong lẫm liệt của Ngài qua bức tượng này. Khi mới nhìn vào bức tượng tôi chỉ muốn thốt lên: “ Sao có thể khắc ra một bức tượng đẹp đến vậy!”, từng đường nét chi tiết được người nghệ nhân khắc họa rất kỳ công, và có lẽ người chạm khắc bức tượng này đã “thả hồn” vào đó rất nhiều nên mới cho ra được một bức tượng tuyệt vời như này.
Giải mã ẩn ý của tác giả về hình ảnh Tôn Ngộ Không trong phim Tây Du Ký
Mỗi một bộ phim ít nhiều tác giả đều sẽ gửi gắm những thông điệp, những bài học ý nghĩa khác nhau vào đó.
Trong bộ phim “ Tây Du Ký” cũng vậy.
5 thầy trò Đường Tăng không chỉ đơn thuần là 5 người, mà đó là đại diện cho thân – tâm – tình – tính – ý của con người.
Vì đại diện cho cái tâm, mỗi chi tiết về Tôn Ngộ Không đều mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc về tâm con người.
Trước khi tu hành Ngài là một người rất kiêu căng, phách lối, không chịu thua ai.
Đã có lúc Ngài nghĩ mình to ngang trời, còn tự xưng là Tề Thiên Đại Thánh, từ thiên đàng tới địa ngục Ngài đều quậy phá không kiêng dè một ai, khiến cho cái tâm dễ dao động giữa thiện và ác.
Do sự dao động này mà cái tâm khi tu cần phải có sự kiềm chế, do đó mà Bồ Tát đã ban cho Ngộ Không “món quà” Vòng Kim Cô đội lên đầu và tặng thầy Huyền Trang bài Khẩn Cô Chú để khắc chế cái tâm này.
Bởi cái tâm sinh ra vốn không tốt sẵn, mà phải qua tu luyện. Nên khi bị đưa vào lò luyện đan, Tôn Ngộ Không không những không chết mà còn luyện được Hỏa Nhãn Kim Tinh mắt lửa tròng vàng, thân mạnh hơn trước.
Điều này tượng trưng cho trí huệ sáng rực như vàng kim.
Trong Kinh Lăng Nghiêm, 72 phép biến hóa của Tôn Ngộ Không tương khớp với 72 tướng của tâm con người.
Điều này muốn nói rằng: tâm con người có thể biến hóa khôn lường từ dạng này sang dạng khác.
Cân Đẩu Vân lộn một cái bay được 108000 dặm, con số tương đương số dặm mà từ Đông Thổ tới Tây Trúc, nhưng lại không thoát ra khỏi được lòng bàn tay của Phật Tổ Như Lai.
Điều này ý muốn nói rằng: Tâm con người có đi đến đâu, cũng không thoát được sự chi phối vận hành của vũ trụ là nhân quả và nghiệp lực.
Hành trình đi lấy kinh cũng là hành trình rèn luyện cái tâm, những yêu quái trong truyện đại diện cho những khó khăn của người tu hành, việc Hành Giả đánh chết yêu ma cũng là loại bỏ đi những ma tính trong Tâm.
Chúng ta có thể thấy rõ ràng sự chuyển biến về tính cách của Ngộ Không theo thời gian, đặc biệt là sau khi giết chết Lục Nhĩ Mỹ Hầu – nhân vật đại diện cho sự không chuyên tâm tu hành, sự ham muốn trần tục của Ngộ Không. Đập chết con yêu này, tâm trong sáng nên cũng đổi thay đi nhiều.
Từ đây có thể thấy, khi cái tâm không thanh tịnh, không nghiêm chỉnh, chỉ thích làm càn làm bậy thì cũng chẳng có tương lai.
Cũng như Hành Giả 500 năm dưới núi Ngũ Hành. Đến khi thoát ra, biết mình sẽ về đâu thì tâm không còn càn nữa, vậy mới thành chính quả, thành Đấu Chiến Thắng Phật và chiếc vòng kim cô trên đầu cũng tự động mất vì không cần phải kiềm chế cái Tâm nữa.
Copyright : Mộc Bình Nguyên & Mộc Bình Nguyên Facebook