Nội dung bài viết
Chậu gỗ hiện đang được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người trồng cây cảnh nói chung và trồng sen đá nói riêng.
Vậy trồng sen đá bằng chậu gỗ có khó khăn gì không? Và cách trồng như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!.

1. Nguồn gốc của sen đá
Sen đá (succulent) là một loại thực vật có nguồn gốc từ Mexico và phía Tây Bắc của Trung và Nam Mỹ. Nó thường mọc ở rìa sa mạc và bán đảo Cao Nguyên.
Nó thích môi trường nắng, mát, có khả năng chịu hạn tốt và sợ nước.
Sen đá có phần thân và phần lá dày dùng để trữ nước để duy trì sự sống. Nó dễ trồng và sống rất lâu. Vì vậy được rất nhiều người ưa chuộng.
Hiện tại, có khoảng hơn 100 loại sen đá khác nhau, trong đó có 90% là ở Châu Mỹ, Châu Úc và Châu Phi.
2. Đặc điểm của sen đá
- Sen đá là loài thực vật nhỏ. Cả lá và thân luôn mọng nước. Lá của sen đá được xếp thành hình tròn quanh thân, từ gốc tới ngọn nhìn như hình chóp.
- Sen đá có rất nhiều loại, nên lá của chúng cũng rất nhiều màu khác nhau như: xanh lá cây, tím, trắng, nâu, đỏ, đen, v.v.
- Đây là một loại cây không ưa nước, nên sẽ rất dễ bị úng nếu đất trồng ẩm ướt hoặc để nước đọng trên lá trong thời gian dài.
- Ngoài ra, nó còn ưa sáng. Tuy nhiên, sẽ héo dần và chết nếu để dưới ánh nắng quá gắt.
3. Chậu gỗ nào phù hợp để trồng sen đá? Tại sao chọn chậu gỗ?

Để trồng sen đá, đầu tiên ta phải lựa chọn chậu trồng phù hợp dựa trên những đặc tính của nó.
Vậy nên chọn những loại chậu nào để trồng sen đá?
Trên thực tế, sen đá có thể trồng được ở bất kì loại chậu nào. Mỗi loại chậu đều có những ưu và nhược điểm riêng.
- Chậu kim loại: Loại chậu này dùng để trang trí rất đẹp, giá thành lại rẻ. Nhưng dễ vỡ, cách nhiệt không tốt và độ giữ ẩm kém.
- Chậu gốm, sứ, chậu đất nung, chậu thuỷ tinh: Những loại chậu này cũng vậy. Mặc dù hợp để trang trí. Nhưng nếu nhà có trẻ con thì dễ thay chậu mới.
- Chậu nhựa: Đây là loại chậu dễ bị giòn khi để ngoài nắng, cách nhiệt và giữ ẩm không tốt nên dễ làm cây bị chết cháy. Và phế thải nhựa không thân thiện với môi trường. Tuy nhiên nó rẻ nên thích hợp với những người ươm giống để bán.
- Chậu gỗ: Chậu gỗ cũng không mới lạ gì với chúng ta. Nó xuất hiện từ khá lâu rồi. Tuy nhiên, gần đây nó được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu, nhiều người còn ca ngợi về công dụng cũng như vẻ đẹp của nó. Vậy nó có những mặt tốt và mặt xấu nào?
- Ưu điểm của chậu gỗ
- Chậu gỗ bắt nguồn từ thiên nhiên nên dễ dàng phân hủy, rất thân thiện với môi trường.
- Khả năng giữ ẩm tốt, rất có lợi đối với những cây ưa nước.
- Cách nhiệt tốt nên sẽ không làm rễ cây bị cháy nắng mà chết.
- Khá lạ mắt ở thời điểm hiện tại. Là lựa chọn tốt cho những ai thích hàng độc, lạ.
- Nhược điểm của chậu gỗ
- Một hoặc ba mươi chậu hoa bằng gỗ phổ biến trên thị trường, thường được tưới nước, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, gỗ sẽ tăng lên, thường nứt ra từ đường may, gần như phế liệu trong một hoặc hai năm.
- Chậu gỗ để trong điều kiện ẩm ướt, nấm mốc rất dễ phát triển. Điều này không có lợi cho cây.
-
4. Cách khắc phục
Nếu bạn thích sử dụng chậu gỗ để trồng cây, những với những nhược điểm như vậy thì làm thế nào để khắc phục.
- Đối với những người thích sự hoàn hảo thì tôi khuyên không nên dùng chậu gỗ. Vì chậu gỗ sẽ giãn nở nếu nhiệt độ môi trường cao. Và không có cách khắc phục.
- Nên đặt chậu gỗ ở nơi thoáng mát, khô ráo để tránh nấm mốc.
Đầu tiên, khoang lỗ thoát nước cho chậu.
Tiếp theo, lót 1 ít đất phía dưới rồi cho sen đá vào và chậu. Lưu ý là không nên cho đầy chậu hoặc nén đất quá chặt. Như vậy, đất sẽ không xộp, cây không phát triển tốt được.
Cuối cùng là cho đá vào để ngăn làm thất thoát đất khi tưới.
Vậy là xong!
Anh em quan tâm sản phẩm có thể liên hệ facebook Mộc Bình Nguyên để được báo giá tốt nhất